Lạm phát Trung Quốc tăng, người tiêu dùng Mỹ thiệt

Khi khách mua sản phẩm dệt may từ New York đến các hội chợ thương mại Trung Quốc vào tháng tới để đàm phán giá cả, họ sẽ thực sự sốc.

Bennett Model, Giám đốc điều hành Hãng thiết kế thời trang Cassin, cho biết: “Mặc dù bỏ ra số tiền tương tự, nhưng khách mua sẽ ra về với lượng sản phẩm ít hơn 35% so với năm 2010, nhất là sản phẩm áo khoác lông thú và thời trang thể thao sợi coton. Người tiêu dùng dứt khoát sẽ nhận thấy sự tăng giá”.

Lạm phát đã “ghé thăm” Trung Quốc. Và sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố thống kê tài chính, một số nhà kinh tế học dư đoán quan chức Bắc Kinh có thể sẽ sớm tiến hành các biện pháp kiềm chế giá cả. Mặc dù nhà nhập khẩu Mỹ đang mua hàng Trung Quốc cảm thấy sự sụt giảm, nhưng tác động đối với người tiêu dùng Mỹ có thể ít hơn, và tác động lên lạm phát của Mỹ có thể chỉ ở mức tối thiểu.

Hầu hết các khâu đều chứng kiến sự tăng giá - từ vận tải cho đến lương của nhân viên bán hàng - gây ảnh hưởng đến giá bán lẻ sản phẩm Trung Quốc tại Mỹ. Ngoại trừ những sự gia tăng này, nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ tương đương hơn 2% tổng giá trị của nền kinh tế Mỹ.

Nhờ kinh tế bùng nổ, ngày càng nhiều người Trung Quốc có thể mua sản phẩm sản xuất trong nước, do vậy, người tiêu dùng nước này cảm nhận tác động trực tiếp của lạm phát. Và Bắc Kinh ngày một lo ngại hơn về bất ổn xã hội do lạm phát gây ra.

Theo số liệu chính thức của Chính phủ, chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 11/2010 tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2009. Và nhiều nhà kinh tế học cho biết số liệu chính thức phản ánh chưa đúng về tỷ lệ lạm phát, vốn có thể cao gấp đôi trên thực tế.

Huo Jianguom, Chủ tịch Viện Thương mại Quốc tế và Hợp tác Kinh tế Trung Quốc, cho hay: “Tỷ lệ lạm phát 4% - Trung Quốc có thể chịu đựng được, nhưng trên 5%, người dân sẽ phàn nàn rất nhiều”.

Giá hàng hóa toàn cầu gia tăng cũng như mức lương ở Trung Quốc tăng lên là nguyên nhân khiến chi phí hàng hóa Trung Quốc tăng cao. Nhưng các nhà kinh tế học cho rằng lý do chính gây lạm phát là dự trữ ngoại hối của Trung Quốc vốn tăng lên mức kỷ lục vào quý IV/2010.

Thập niên qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã bơm tiền ra với tốc độ chưa từng có nhằm kiềm chế sự tăng giá của đồng nội tệ so với đồng USD. Chiến lược này giúp các nhà xuất khẩu Trung Quốc duy trì lợi thế cạnh tranh bằng việc giữ giá sản phẩm ở mức tương đối thấp trên thị trường toàn cầu - trong khi vẫn bảo vệ việc làm của hàng chục triệu công nhân Trung Quốc trong các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu.

Tuy vậy, chiến lược đồng nội tệ rẻ hiện đã đạt đến ngưỡng giới hạn. Việc bơm thêm đồng Nhân dân tệ càng khiến lạm phát tăng cao và bắt đầu làm giảm lợi thế cạnh tranh về giá của các nhà xuất khẩu nội địa.

Theo số liệu mới đây về nguồn cung tiền của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, nguồn tiền mặt và tiền gửi ngân hàng có tốc độ tăng trưởng gấp 2 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nguồn tiền Nhân dân tệ sẵn có ngày càng nhiều hơn để mua hàng hóa và dịch vụ.

Victor Fung, Chủ tịch Tập đoàn Li&Fung ở Hồng Kông, đang sử dụng 35.000 nhân viên, chuyên cung cấp sản phẩm Châu Á cho các nhà bán lẻ quy mô lớn trên thế giới, cho biết, đối với các hợp đồng ký kết hồi cuối năm 2010, giá hàng tiêu dùng nhập khẩu vào Mỹ trong quý II năm nay sẽ tăng 10-20%.

“Đến giữa năm nay, bạn sẽ thấy sự đổi hướng đáng kể trong thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc”, khiến thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc bắt đầu giảm, Fung cho biết thêm.

Tuy vậy, hiện không có nhiều nguồn cung cấp sản phẩm giá rẻ thay thế cho Trung Quốc. Khi các chuỗi bán lẻ của Mỹ cố gắng chuyển đơn hàng sang các nước khác như Bănglađét và Philippin, họ nhận thấy rằng lạm phát ngày càng trở thành vấn đề nóng trên khắp Châu Á.

Hơn nữa, theo các giám đốc điều hành và nhà kinh tế học, các nhà máy quy mô nhỏ hơn tại các nước khác ở Châu Á không đủ năng lực tiếp nhận những đơn hàng khổng lồ mà các nhà máy Trung Quốc đang xử lý.

Tại Trung Quốc, rõ ràng chỉ số giá tiêu dùng theo công bố đã hạ thấp mức độ lạm phát thực tế.
 
Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc có tính đến giá thuê nhà nhưng lại loại bỏ chi phí ngày càng tăng đối với nhà ở mà chủ nhà sống. Và chỉ số này chủ yếu dựa vào danh sách giá đã quá cũ của những nhóm hàng tiêu dùng. Ví dụ, hàng dệt may chỉ đủ tiêu chuẩn đưa vào danh sách tính chỉ số khi được bán liên tục ít nhất 6 tháng, điều này có nghĩa là sản phẩm này không còn hợp mốt nữa.

Hu Xingdou, nhà kinh tế học tại Viện Công nghệ Bắc Kinh, cho rằng tỷ lệ lạm phát chính xác hơn sẽ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tăng 10%/năm. Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết đang tích cực nghiên cứu cải tiến phương thức tính chỉ số giá tiêu dùng.

Lạm phát tại Trung Quốc không phải chỉ là hậu quả của việc can thiệp thị trường tiền tệ của chính phủ nước này, mặc dù ông Hu và nhiều nhà kinh tế học khác coi đây là nguyên nhân chủ yếu. Một nguyên nhân khác là tình trạng tín dụng tăng trưởng quá nóng bất chấp việc các nhà quản lý liên tục yêu cầu kiềm chế.

Lương công nhân phổ thôn tăng - lên đến 15%/năm - cũng là nguyên nhân khiến giá tăng. Nhóm công nhân này có ảnh hưởng ngày càng lớn vì nguồn cung cấp lao động cho các nhà máy từ khu vực nông thôn - vốn dường như vô tận - bắt đầu giảm - kết quả của chính sách 1 con của Trung Quốc suốt 3 thập niên qua, cũng như việc ngày càng nhiều người thi đỗ và học đại học.

Candy Chen, Giám đốc bán hàng của Công ty Đồ chơi Zhenjiang Weishun Toys, cho biết, chi phí plastic để sản xuất con giống đồ chơi của công ty trong năm qua tăng gần 2 lần, trong khi lương công nhân tăng 10-15%.

Ảnh hưởng của mức giá cao hơn ở Trung Quốc đối với các biện pháp tính lạm phát ở Mỹ hiện vẫn chưa rõ ràng. Quy luật ngón tay cái đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng, từ giày dép, dệt may đến đồ chơi, là giá nhập khẩu chỉ chiếm 1/4 đến 2/5 giá bán lẻ cuối cùng - mức giá này bao gồm cả chi phí vận chuyển trong nội địa nước Mỹ và lương, tiền thuê nhà xưởng, điện và các chi phí khác mà các cửa hàng phải gánh chịu.

Sau 2 năm gần như không biến động, giá nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Mỹ từ tháng 9/2010 đến tháng 11/2010 bắt đầu tăng với mức tăng bình quân 3,6%/năm.

Một chỉ số khác là mới đây Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã công bố dự trữ ngoại hối quý IV/2010 của nước này đã tăng thêm 199 tỷ USD - cao hơn nhiều so với dự đoán của các nhà kinh tế học - những người cho rằng Trung Quốc đã tăng gấp đôi lượng tiền để can thiệp thị trường tiền tệ, lên đến khoảng 2 tỷ USD/ngày.

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, khoảng 2,85 nghìn tỷ USD, hơn 2 lần so với 1,04 nghìn tỷ USD của Nhật Bản - nước đứng vị trí thứ 2 thế giới về dự trữ ngoại hối. Trong khi đó, dự trữ ngoại hối của Mỹ chỉ có 46,4 tỷ USD vì nước này in ra đồng USD, đồng tiền dự trữ chủ yếu.

Bennett Model, Giám đốc điều hành Hãng thiết kế thời trang Cassin, người vừa từ trụ sở của hãng tại Seventh Avenue, Mỹ, đến thăm Bắc Kinh, cho biết, thế giới đã thay đổi và rằng các nhà sản xuất Trung Quốc ngày nay quan tâm đến việc phục vụ thị trường nội địa nhiều hơn việc cung cấp mức giá thấp nhất cho các công ty quy mô lớn của Mỹ.

“Thật bất ngờ, các nhà sản xuất Trung Quốc lại quan tâm nhiều hơn đến việc bán hàng trên thị trường nội địa. Nhà bán buôn của mỹ sẽ phải “chiến đấu” với họ với mức giá chỉ 5 USD”, Bennet Model cho biết.

(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

Tin mới hơn
  • Lạm phát giảm, châu Á vẫn phải lo
  • Năm nay, suy thoái sẽ trở lại châu Âu
  • Những sự kiện chao đảo tài chính TG năm 2011
  • Nhìn lại một năm biến động của kinh tế thế giới
  • Tại sao châu Âu thất bại với đồng euro?
  • “Vận mệnh” kinh tế thế giới 2012 theo... phong thủy
  • Ai đang 'tống tiền' châu Âu?
  • 10 nền kinh tế sẽ thống trị thương mại thế giới năm 2050
  • Tín dụng “đen” đe dọa kinh tế Trung Quốc
  • S&P cảnh báo hạ xếp hạng cao nhất của Pháp
  • Thái Lan: Lụt lớn chủ yếu do người
  • Kinh tế Trung Quốc lại gây thất vọng
  • Kinh tế thế giới vẫn như “đèn dầu hiu hắt”
  • Trung Quốc có "cam kết bí mật" đối với Eurozone
  • Lạm phát tháng 9 tại Mỹ có thể chậm lại
Tin cũ hơn
Tin chào nổi bật từ sàn giao dịch

NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.

 Hiện bên sàn VINATEP  có 5  sàn xuất  Ngoại giao Dự Án : Đ/C -  Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.

BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.

Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m

BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2  XD 45 Tầng  căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40%  HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.

DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ NAM QUỐC LỘ 32.

Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.

DỰ ÁN KHU SINH THÁI TUẦN CHÂU ECOPARK - QUỐC OAI - HÀ NỘI.

Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI CAO CẤP ĐAN PHƯỢNG (THE PHOENIX GARDEN).

Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.

QUẦN THỂ KHÁCH SẠN, RESORT BIỆT THỰ 5 SAO ĐẢO HOA PHƯỢNG

BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.


BÁN DỰ ÁN HONG KONG TOWER

DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.

Tin chào mới nhận trên Sàn giao dịch
  • NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.
  • Bán nhà riêng sổ đỏ chính chủ tại ngõ 192 đường Giải Phóng
  • Bán căn hộ chung cư khu đô thị Pháp Vân
  • Bán căn hộ chung cư cao cấp thuộc dự án Times City
  • Cần bán Dự Án CC Hưng Việt Bộ Quốc Phòng và Công ty Dịch Vụ Quốc Tế Anh Thư làm chủ đầu tư, Mỹ Đình 1.
  • Bảng giá Victoria Văn Phú
  • Bán liền kề tại khu B Geleximco, giá tốt nhất thị trường.
  • Chính chủ cần bán Gấp Lô Đất Liền Kề Khu Nhà ở Chiến Sĩ Tổng Cục 5 Bộ Công An
  • BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.
  • BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Tiện ích
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 60 Nguyễn Trác Luân, Phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Chi nhánh: Cụm 5 Tổ 27, Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 84(4) 6257 8668 | Fax: 84(4) 6299 8686
Website: www.vinatep.vn  | Email: contact@vinatep.vn